Nội dung Bát_bách

Bối cảnh

Trong những ngày đầu của Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai, Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã xâm lược Thượng Hải trong trận chiến được gọi là Trận Thượng Hải (hay Tùng Hỗ đại chiến). Sau khi cầm chân quân Nhật trong hơn 3 tháng và bị tổn thất nặng nề, quân đội Trung Quốc buộc phải rút lui do nguy cơ bị bao vây.

Để yểm trợ cho đại quân rút lui, Sư đoàn 88 được lệnh chốt ở Tứ Hàng, một kho hàng ở Áp Bắc giáp ranh với tô giới của các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên trên thực tế, lực lượng của Sư đoàn 88 tham gia cố thủ tại Tứ Hàng chỉ là Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 524. Trung đoàn 524 thuộc Sư đoàn 88 là một đơn vị được trang bị đầy đủ của Quân đội Cách mạng Quốc gia do Trung tá Tạ Tấn Nguyên làm Trung đoàn trưởng. Biên chế chính thức của Tiểu đoàn 1 là 800 binh sĩ, nhưng đến thời điểm trận phòng thủ tại Tứ Hàng diễn ra thì chỉ còn hơn 400 người. Tạ Tấn Nguyên không muốn quân Nhật biết được lực lượng thực tế nên đã báo quân số 800 cho một phóng viên để công bố với bên ngoài. Đây cũng là lý do cho cách gọi "Bát bách tráng sĩ" ở Trung Quốc ngày nay và tên của bộ phim.

Theo lệnh của Tổng thống lĩnh Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch, Tạ Tấn Nguyên đã suất lĩnh 452 sĩ quan và binh sĩ trẻ tuổi tử thủ bảo vệ Kho Tứ Hàng chống lại Sư đoàn 3 Lục quân Đế quốc Nhật Bản bao gồm khoảng 20.000 quân trong cuộc tự sát anh dũng cuối cùng chống lại Nhật Bản. Quyết định này được đưa ra nhằm động viên tinh thần cho người dân Trung Quốc sau những tổn thất của Bắc Kinh và Thượng Hải, đồng thời giúp thúc đẩy sự ủng hộ từ Đồng minh, những người có tầm nhìn đầy đủ về trận chiến từ Dàn xếp Quốc tế ở Thượng Hải ngay bên kia con lạch Tô Châu.[5]

Kịch bản

Bộ phim bắt đầu khi lực lượng bảo vệ hòa bình Hồ Bắc tiến vào nội thành Thượng Hải để chi viện cho đại chiến Tùng Hỗ, và kết thúc với việc toàn bộ Trung đoàn 524 của Quốc dân Cách mệnh Quân rút lui vào Tô giới. Bát bách đã dùng "ngày" làm đơn vị chia cắt câu chuyện và dòng thời gian của bộ phim để kể về các sự kiện và trận chiến trong 4 ngày liên tiếp từ 27 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11 năm 1937. Vị trí của Kho Tứ Hàng được miêu tả kỹ càng trong bộ phim: mặt hướng về mảnh phế tích của Thượng Hải đã thất thủ, sau lưng là khu vực Tô giới Quốc tế Thượng Hải bên bờ nam của sông Tô Châu. Lấy sông Tô Châu làm ranh giới, quân đội tại đây đã lâm vào cục diện không đường thối lui.

Dưới góc nhìn của những sĩ quan Trung đoàn 524 cùng với những binh lính đào ngũ được tập hợp trên khắp các đường phố Thượng Hải, bộ phim mô tả lại những gì đã diễn ra trong nhà kho Tứ Hàng và cuộc tấn công của người Nhật. Lại dưới góc nhìn của những người dân Trung Quốc bên kia sông Tô Châu, các nhà báo nước ngoài và binh sĩ Anh để vẽ lại bức tranh tổng thể của chiến trường dưới góc nhìn thứ ba, dùng quan điểm của những người có nghề nghiệp, giới tính và quốc tịch khác nhau để mô tả lại cuộc tập kích ban đêm của quân đội Nhật Bản vào nhà kho Tứ Hàng.

Thuật ngữ

Trong phim đã sử dụng một số từ chuyên dụng trong quân sự và chính trị phù hợp với bối cảnh bộ phim

Liên quan